Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Chuỗi Giá Trị XANH của Traphaco

23:02


Ông Trần Túc Mã - TGĐ Cty CP Traphaco (bên trái) nhận quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp nhận Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia 2014
(DĐDN) - Traphaco đã vượt lên lợi ích đơn thuần của một doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm chung, khai thác nguồn lợi quốc gia góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển một ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông dân nghèo.
Những ngày cuối năm, con ngõ nhỏ dẫn vào nhà Nguyễn Văn Lành ở thôn 12, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu đông hơn thường nhật bởi đây là thời vụ thu hoạch cây dược liệu đinh lăng và gia đình anh là một trong những đầu mối thu mua, sơ chế. Số tiền thu được từ bán đinh lăng đủ đảm bảo cho nhiều hộ nông dân có một cái Tết sung túc đang đến gần.
Cây... làm giàu
Gia đình anh Lành cũng là một trong những hộ nông dân thuộc tổ hợp tác trồng đinh lăng của xã Hải Toàn. Anh hồ hởi chia sẻ: Từ ngày được Traphaco tập huấn, trồng trọt theo tiêu chuẩn GACP, kiến thức trồng trọt của chúng tôi được mở rộng, cây phát triển tốt, năng suất chất lượng nâng lên rõ rệt, quan trọng hơn công ty đã cam kết với người nông dân thu mua cao hơn 10% so với giá thị trường nên bà con yên tâm sản xuất. Đinh lăng không đơn thuần là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu cho người nông dân trong xã. Với giá thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân hiện tại từ 25- 27.000 đồng/kg, nếu trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 45- 50 triệu đồng/sào. Trừ chi phí giống 2- 3 triệu và phân bón từ 500- 800 ngàn đồng/sào. Người nông dân trung bình lãi ròng 40- 45 triệu đồng/sào/1 năm (tương đương trên dưới 1 tỷ đồng/ha/1 năm).

Vùng trồng cây đinh lăng của Traphaco tại Hải Hậu, Nam Định 
Traphaco đã vượt lên lợi ích đơn thuần của một doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm chung, khai thác nguồn lợi quốc gia góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển một ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông dân nghèo.
 Hải Toàn là một trong những xã có diện tích đinh lăng lớn nhất huyện Hải Hậu. Tiếp chúng tôi tại UBND xã, ông Trần Khắc Lượng chủ tịch xã Hải Toàn cho biết: Cùng với chương trình nông thôn mới, chúng tôi đã xây dựng và phát triển làng nghề cây dược liệu đinh lăng và chọn 30 hộ làm nòng cốt. Hiện tại do 30 hộ dân đã tổ chức thành tổ sản xuất theo mô hình hợp tác xã nên về phía địa phương, xã đã tạo điều kiện cho các hộ này thuê diện tích đất chuyển đổi và vay vốn từ nguồn của ngân hàng chính sách với hạn mức 25-30 triệu đồng/hộ. Bản thân gia đình tôi hiện 3 sào đinh lăng. Xã Hải Toàn hiện đã phát triển được 10ha cây dược liệu đinh lăng. Dự kiến, toàn xã sẽ có 15ha vào năm 2017. Ông Mai Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, thông tin với chúng tôi: Không chỉ là một trong những địa phương có thổ nhưỡng rất tốt mà Hải Hậu còn có giống đinh lăng lá nhỏ được các chuyên gia đánh giá có hàm lượng hoạt chất cao. Sau một thời gian dài phát triển tự phát, hiện Hải Hậu có 172ha cây đinh lăng. Để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, chúng tôi đã xây dựng quy hoạch phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, xác định cây đinh lăng là một trong những cây dược liệu chủ lực. Trong đó, tập trung thúc đẩy chuỗi liên kết giữa bốn nhà: nhà nước- nhà khoa học - DN - nhà nông trên cơ sở kinh tế thị trường với vai trò trung tâm là doanh nghiệp. Với sự hợp tác của Công ty cổ phần Traphaco, chúng tôi tin rằng đây sẽ là “chìa khóa” để vùng dược liệu cây đinh lăng phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Thực tế những năm gần đây, cùng với việc quy hoạch vùng trồng và cung cấp giống đinh lăng, Traphaco đã đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm từ loại dược liệu này. Dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất viên nang mềm Cebraton” từ đinh lăng đã được đưa vào triển khai sản xuất lớn, góp phần phát triển thị trường và tăng cường khai thác nguồn dược liệu trong nước. Sau 2 năm thực hiện, dự án đã cho ra đời 10 triệu viên Cebraton, hoàn thiện qui trình chiết xuất và cô dịch chiết Đinh lăng, ứng dụng thành công công nghệ sấy phun để sản xuất cao khô Đinh lăng thay sấy điện truyền thống...

Dự án đồng thời kết hợp với dự án cơ sở “Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco” (Greenplan) của công ty để tổ chức đào tạo, vận động, hướng dẫn cho các hộ dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu Đinh lăng theo Hướng dẫn GACP - WHO, đem lại những kết quả lớn về mặt kinh tế xã hội tới bà con vùng trồng dược liệu và ảnh hưởng tích cực đến con đường phát triển của dược liệu Việt Nam.
Những nỗ lực miệt mài của Trphaco đã được ghi nhận khi ngày 27/5/2014, 827 ha diện tích nuôi trồng và thu hái dược liệu tự nhiên cho 04 cây thuốc Actiso, bìm bìm biếc, rau đắng đất, đinh lăng của Traphaco đã được Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) công nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Traphaco trở thành DN dược đầu tiên tại miền Bắc nhận được chứng chỉ GACP-WHO cho vùng dược liệu, hoàn thiện chuỗi giá trị “xanh” mà Cty đang theo đuổi: từ nguồn nguyên liệu xanh, công nghệ xanh để tạo nên những sản phẩm xanh, góp phần phát triển nền kinh tế xanh.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Mã luôn tự hào: Con đường dược liệu của Traphaco không chỉ xây bằng các kết quả nghiên cứu, mà bằng sự tận tâm cống hiến của hàng ngàn cán bộ công nhân viên của Traphaco, từ những cán bộ tham gia sản xuất luôn tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt GMP đến những trình dược viên luôn mang trong mình khát vọng chinh phục và hướng tới khách hàng . Nhưng quan trọng hơn cả con đường của Traphaco được dẫn dắt bởi những nhà điều hành tâm huyết, không sợ thất bại; những người đã đặt niềm tin vào chính sách cũng như nỗ lực của toàn thể CBCNV Cty để xây nên con đường “sức khỏe xanh” cho Traphaco và cộng đồng. Đó cũng là con đường khác biệt để Traphaco trở thành DN dược số 1 Việt Nam

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2013 Phát Triển Nguồn Dược Liệu Sạch Và Phong Phú Tại Việt Nam. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top